Khởi nghiệp trong năm 2020 lĩnh vực nào lên ngôi?

Ngày đăng: 04:56 PM 25/04/2020 - Lượt xem: 3497

Xu hướng khởi nghiệp trên toàn cầu trong những năm vừa qua với sự xuất hiện hàng loạt startup trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ, cho đến y học, sức khoẻ, du lịch, fintech, vận tải logictics,... Đối với nhà kinh doanh, việc nắm bắt xu hướng và đón đầu những xu hướng phát triển kinh doanh của thế giới là một trong những yếu tố rất quan trọng để đi tới thành công. Với xu hướng phát triển của công nghệ có thể thay đổi toàn bộ mọi ngóc ngách và các ngành công nghiệp chỉ sau một đêm, việc không chuẩn bị có thể mang lại thất bại cho bất kỳ công ty nào. 

 

Các nhà sáng lập cần phải bắt kịp với các xu hướng khởi nghiệp mới nhất để thành công.

 

Trong năm 2020, những lĩnh vực "HOT" theo xu hướng khởi nghiệp các lĩnh vực những ngành trí tuệ nhân tạo như: Công nghệ nhận dạng giọng nói, dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI),… được giới chuyên gia dự đoán sẽ là những lĩnh vực kinh doanh "lên ngôi" trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Việc tận dụng các xu hướng sẽ giúp các công ty khởi nghiệp dễ dàng trở thành ngôi sao hoặc thế hệ kỳ lân tiếp theo trong hệ sinh thái khởi nghiệp hiện nay. Dưới đây là các xu hướng khởi nghiệp kỳ vọng sẽ định hình mô hình kinh doanh trong năm 2020.

1. Xu hướng thương mại O2O

Thương mại trực tuyến tới ngoại tuyến (O2O) là một chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến tới mua hàng trong các cửa hàng thực tế.

 

Mục tiêu của O2O là tạo ra nhận thức về sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, cho phép người mua tiềm năng nghiên cứu các dịch vụ khác nhau, sau đó ghé thăm cửa hàng ngoại tuyến để mua hàng.

Theo Investopedia, dự kiến trong năm 2020 hơn 80% doanh số bán lẻ vẫn sẽ diễn ra tại các địa điểm thực, 8% doanh số bán lẻ thực hiện trực tuyến trên các trang web thương mại điện tử.

Với việc Amazon mua lại Whole Food trị giá 13,7 tỷ USD cho thấy công ty hàng đầu thế giới trong thương mại trực tuyến đang đặt cược vào không gian cửa hàng truyền thống. Đây cũng là xu hướng chung của top 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.

 

Công ty thương mại điện tử hàng đầu thế giới Amazon mua lại chuỗi bán lẻ ngoại tuyến Whole Food.

 

Nếu các nhà sáng lập đang tìm cho mình hướng đi cho startup thì có thể cân nhắc các sản phẩm cung cấp trải nghiệm ngoại tuyến một cách chi tiết cho các khách hàng. Bán lẻ ngoại tuyến sẽ không làm thay đổi thương mại điện tử mà sẽ trở thành một tính năng phụ của mua hàng trực tuyến. Cũng trong nghiên cứu, khoảng 80% người tiêu dùng nghiên cứu các mặt hàng trực tuyến trước khi mua hàng thì tương lai ngành bán lẻ sẽ là nơi hội tụ giữa bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến.

Bán lẻ ngoại tuyến sẽ không làm thay đổi thương mại điện tử mà sẽ trở thành một tính năng phụ của mua hàng trực tuyến. Cũng trong nghiên cứu, khoảng 80% người tiêu dùng nghiên cứu các mặt hàng trực tuyến trước khi mua hàng thì tương lai ngành bán lẻ sẽ là nơi hội tụ giữa bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Nếu các nhà sáng lập đang tìm cho mình hướng đi cho startup thì có thể cân nhắc các sản phẩm cung cấp trải nghiệm ngoại tuyến một cách chi tiết cho các khách hàng.

2. Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI 

Trí tuệ nhân tạo AI không còn là một khách niệm mà trở thành công cụ ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực từ phân tích, công cụ tiếp thị, nền tảng dịch vụ khách hàng cho đến quảng cáo kỹ thuật số và điện thoại thông minh.

Năm 2020 công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trở thành ứng dụng của nhiều lĩnh vực khác nhau.

 

Dự kiến, trong năm 2020 AI sẽ cung cấp năng lượng cho một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp. Nhờ có AI các quy trình diễn ra hiệu quả, nhanh và chính xác hơn, giải quyết các vấn đề đòi hỏi trí thông minh của con người như nhận dạng mẫu, ra quyết định và nỗ lực sáng tạo.

3. Nhận dạng giọng nói

Ngày nay, công nghệ nhận dạng giọng nói đang xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ xe hơi đến loa thông minh. Công nghệ nhận dạng này có thể ứng dụng trong các dịch vụ kinh doanh, sản xuất, giáo dục, y tế, nông nghiệp và dịch vụ hiện trường. Bằng cách kết hợp với trí tuệ nhân tạo, các nhà khởi nghiệp có thể thành công trong năm 2020 bằng cách tạo ra các công nghệ nhận dạng giọng nói đáp ứng nhu cầu của một phân khúc cụ thể.

Bên cạnh, việc sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói cũng là một trong những xu hướng các startup không thể bỏ qua trong 2020. Với việc ứng dụng công nghệ lấy khách hàng làm trung tâm lại dễ sử dụng, nhanh chóng và an toàn hơn khi di chuyển, sẽ là lựa chọn ưu tiên của các cư dân hiện đại thích lối sống nhanh.

Vào năm 2011 công cụ tìm kiếm thông qua nhận dạng giọng nói của Apple đã ra mắt công cụ trợ lý ảo Siri, công nghệ này đã từng nổi đình đám vào thời điểm đó. Tới ngày nay trợ lý ảo của chiếc điện thoại iPhone trở thành công cụ yêu thích hàng đầu của khách hàng khi trải nghiệm.

4. Xu hướng siêu cá nhân hóa và tích hợp mở rộng kinh doanh

Phần lớn khách hàng hiện nay đều có xu hướng thích những dịch vụ được cá nhân hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing (tiếp thị), khi người dùng trở thành vua. Để thành công và thích ứng với xu hướng khởi nghiệp này, các startup cần cung cấp sản phẩm có giá trị cao và được cá nhân hóa trong mỗi bước đi. Trong năm 2020, thị trường sẽ nhận thấy được giai đoạn tiếp theo của cá nhân hóa - siêu cá nhân hóa, liên quan đến việc phân tích chuyên sâu dữ liệu khách hàng để cung cấp thông điệp tiếp thị tốt nhất vào đúng thời điểm.

Việc hợp tác, mở rộng mối quan hệ giữa các startup với nhau hoặc startup với các doanh nghiệp để gia tăng giá trị bán hàng của công ty, cùng nhau có lợi cũng là một trong những xu thế điển hình trong năm tới.

5. Công nghệ Blockchain 

Khi mạng lưới thông tin càng ngày càng nới rộng thì việc đảm bảo truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên công nghệ blockchain là một điều không thể bỏ qua. Với hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, blockchain cho phép bảo mật an toàn cao trước nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu.

 

Blockchain – Công nghệ chuỗi khối dự đoán sẽ được nở rộ trong tương lai. 

Nhiều chuyên gia nhận định, hiện tại mới chỉ là bước khởi đầu của công nghệ hiện đại này, trong tương lai nếu các nhà khởi nghiệp khám phá được tiềm năng của blockchain thì có thể dẫn đầu xu hướng.

6. Dữ liệu lớn Big Data

Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Độ lớn đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý.

Năm 2020, Big Data trở thành một phần thiết yếu của tiếp thị kỹ thuật số, chăm sóc sức khỏe, bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng.

 

Vào năm 2020, Big Data trở thành một phần thiết yếu của tiếp thị kỹ thuật số, chăm sóc sức khỏe, bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng... giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình, tổ chức và đưa ra các dự đoán phù hợp để ra quyết định.

Theo một báo cáo của CSC, sản xuất dữ liệu vào cuối năm 2020 sẽ tăng 4300%, nếu các công ty không ứng dụng Big Data sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai.

Trước khi khởi nghiệp, các nhà sáng lập cần theo dõi thường xuyên các xu hướng "đinh" của thị trường để doanh nghiệp có thể thuận lợi và thành công nhất trong năm 2020.

 

Theo Vnexpress - BTV Kamy Dstore

 

 

Facebook