Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ công nghệ của thế kỷ 21, rất nhiều ngành nghề bị đào thải và nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện.
Để đào tạo ra nguồn nhân lực phù hợp và chủ động thích nghi với những biến đổi của thế giới tương lai, giáo dục cần có những thay đổi rõ rệt và hiệu quả hơn. Trong đó, tập trung đào tạo tư duy và kỹ năng được xem là chìa khóa cốt lõi.
Ông Hồ Huỳnh Duy- CT HĐQT Dgroup Holding
Các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang thay đổi như thế nào?
Theo dự đoán của Diễn đàn Kinh tế thế giới, đến năm 2025 con người chỉ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động, còn máy móc và các thuật toán chiếm đến 52%. Cho nên việc giáo dục đơn thuần chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, phương pháp tập trung vào tư duy và kỹ năng, những yếu tố rất “con người" mà máy móc không thể thay thế ngày càng được chú trọng. Đây là cốt lõi của giáo dục hiện đại, nơi đào tạo ra nguồn nhân lực sẵn sàng thích nghi trước mọi sự thay đổi.
Xu hướng giáo dục thế giới thế kỷ 21: Tập trung đào tạo kỹ năng
Trên thực tế, các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã tập trung đào tạo các kỹ năng hữu ích cho tương lai như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện. Sự rèn luyện và kết hợp giữa các kỹ năng trở thành chiến lược giáo dục thiết yếu mà nhiều quốc gia hướng đến.
Tại Mỹ, các phương pháp giáo dục thường xuyên được cập nhật và đổi mới, nhất là việc tập trung vào kỹ năng và tính áp dụng thực tế. Chẳng hạn từ năm 2007, rất sớm so với các nước khác, giáo viên đã yêu cầu học sinh lớp 4 phải trải nghiệm thực tế ít nhất 50% số bài học trên lớp và báo cáo lại những gì đã làm được.
Còn ở Phần Lan, chương trình giáo dục cơ bản cốt lõi của quốc gia năm 2016 đã nhấn mạnh việc đào tạo nền tảng học tập suốt đời cho học sinh. Chương trình cũng chú trọng vào đào tạo các kỹ năng và khả năng tự hoàn thiện bản thân. Như vậy, bên cạnh việc học sinh chỉ học 20 tiếng mỗi tuần và một nửa tập trung vào thực hành thì việc rèn luyện kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 cũng trở thành chiến lược hàng đầu của nền giáo dục luôn đứng top đầu thế giới này.
Kỹ năng thế kỷ 21 là yếu tố sống còn
Nhà sư phạm nổi tiếng Maria Montessori từng chia sẻ: “Đừng giáo dục các em thế giới của hôm nay. Thế giới của hôm nay sẽ thay đổi khi các em lớn lên. Phải ưu tiên giúp các em biết cách phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện khả năng tự thích nghi”.
Trong thập kỷ tới, hàng triệu lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp vì tác động của công nghệ 4.0, nhất là mô hình 3A (AI: Trí tuệ nhân tạo, Automation: Tự động hóa và Analytics: Phân tích). Do đó, việc trang bị những kỹ năng thế kỷ 21 là cực kỳ quan trọng.
Theo nghiên cứu của Viện Brookings về mức độ phổ biến của những kỹ năng thế kỷ 21, hàng loạt các quốc gia khẳng định kỹ năng giao tiếp và sáng tạo là quan trọng nhất, tiếp theo là kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Có thể nói, những kỹ năng thế kỷ 21 chính là “chìa khóa” để các quốc gia tạo ra lực lượng lao động chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai nhiều sự đổi thay.
Giá trị cốt lõi của những kỹ năng 21 chính là tạo ra lực lượng lao động kiến tạo, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thời đại. Với nền tảng vững chắc này, người lao động sẽ nắm bắt kiến thức mới nhanh chóng, biết áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế, đồng thời giúp đánh giá, phân tích các vấn đề, giao tiếp hiệu quả và hành động theo cách mà máy móc hay công nghệ không thể thay thế được.
Trong kỷ nguyên 4.0, người lao động phải học tập suốt đời và kỹ năng thế kỷ 21 chính là nền tảng để “nâng cấp” bản thân thành phiên bản tốt nhất mỗi ngày!
ĐÀO TẠO KỸ NĂNG TẠI VIỆT NAM – LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VIỆC LÀM?
Tại Việt Nam, hơn thập kỷ qua đã có hàng loạt các trường nghề, công ty chuyển mình sang đào tạo các kỹ năng mềm , kỹ năng sống. Tuy nhiên, trên thực tế, việc học kỹ năng và có môi trường để rèn luyện ,xa hơn là có thu nhập tăng dần lại là một câu hỏi thách thức với không ít bạn trẻ đi ra từ giáo dục lý thuyết. Thêm vào đó, phần lớn bạn trẻ có xuất thân hạn chế về tài chính và mối quan hệ, bị khuôn khổ trong thói quen và tâm lý làm việc thích ổn định, sợ đám đông, không dám giao tiếp, càng không dám tranh luận đã tự làm mất đi cơ hội khẳng định bản thân và thăng tiến, muốn khởi nghiệp cũng không có giải pháp.
Từ nhu cầu đó, năm 2018, Viện Khởi Nghiệp Thực Tế đã bảo hộ cho Công Ty Cổ Phần Huấn Luyện Khởi Nghiệp Việt Nam (VSC) dấn thân vào thị trường đào tạo đã bão hòa để chọn con đường nhiều thách thức hơn. Với sứ mệnh thay đổi tư duy người trẻ Việt Nam về khởi nghề và khởi nghiêp thực tế, VSC cam kết vững kỹ năng – chắc tư duy, tạo ra công việc cho hàng ngàn bạn trẻ.. Không cần bằng cấp lý thuyết, không cần những bản CV được tô vẽ, học viên đến với VSC từ những khóa học từ cơ bản đến nâng cao được đưa sang học việc và làm việc chính thức trong các công ty thuộc Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp.
Sự cần thiết của việc đào tạo trong doanh nghiệp đến từ sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế. Nhân viên đều đã trải qua quá trình học tập và nghiên cứu tương đối bài bản trước khi bắt đầu làm việc chính thức tại một doanh nghiệp. Tuy nhiên, các bài học tại giảng đường mang tính lý thuyết là chưa đủ để áp dụng vào quá trình thực tiễn khi làm việc.
Nói cụ thể hơn, các kỹ năng quan trọng từ quản trị tài chính, làm việc đội nhóm, đàm phán hay quản trị doanh nghiệp đều là những bài học gần như ít người nắm bắt được. Đây là những kỹ năng mà hoặc là chúng ta từng trải nghiệm thật nhiều, hoặc phải được đào tạo bài bản, khoa học và có lộ trình rõ ràng thì mới có thể ứng dụng tốt. Vì vậy, để “chất lượng hóa’ nguồn nhân lực, các doanh nghiệp thực sự cần có sự đào tạo chuyên môn và bài bản hơn thông qua VSC.
Việc học tập và đón nhận kiến thức, nhất là các kiến thức thực tiễn trong quá trình làm việc rất cần sự trải nghiệm và giải quyết thực tế. Các bài học được sử dụng trong quá trình đào tạo của doanh nghiệp qua đó cũng được xây dựng chi tiết hơn, cụ thể hơn.
Làm việc tại các doanh nghiệp, các bạn trẻ được tự mình trải nghiệm các tình huống khó khăn và lên kế hoạch, vận dụng những kiến thức được đào tạo để giải quyết nó sẽ đem đến các kinh nghiệm thực thụ. Bên cạnh đó, những bài học kinh nghiệm các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong “đấu trường kinh doanh” sẽ là nguồn tài liệu giá trị và thực tiễn nhất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới.
Tại từng công ty, các bạn được định hướng từ đội ngũ Ban Lãnh Đạo, Ban Cố Vấn là những doanh nhân nhiều năm kinh nghiệm, và hướng dẫn kèm cặp của lực lượng quản lý cũng là những bạn trẻ xuất thân từ số 0 đi lên. Các bạn dần trưởng thành thông qua việc áp dụng bài học vào trực tiếp giải quyết các áp lực và vấn đề cá nhân, mối quan hệ, buộc phải vượt qua sự lười biếng, thay đổi tư duy và thái độ, từ đó có bức tranh tham vọng xa hơn về tương lai, nâng cấp thay đổi bản thân và quyết định thu nhập bản thân của mình. Đây là quá trình rèn luyện kỹ năng thực tế, thực chiến để phấn đấu cao hơn trở thành những nhà quản lý trẻ chuyên nghiệp, và những chứng nhận của Viện Khởi Nghiệp Thực Tế cũng dựa trên quá trình nỗ lực dài hạn đó.
Hình thức đào tạo qua các Case Studies (Tình huống thực tế), thêm góc nhìn từ kinh nghiệm chuyên gia,… được đánh già là hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay. Mọi bài học sẽ trở nên khô khan và thiếu đi tính ứng dụng nếu chỉ đơn thuần tiếp cận một cách máy móc. Có được sự khác biệt đó, cùng với liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong Hệ Sinh Thái để biến mọi lời nói thành hành động, không chỉ học lý thuyết mà có môi trường để có thu nhập, Công Ty Cổ Phần Huấn Luyện Khởi Nghiệp Việt Nam đang đi những bước đi táo bạo nhưng đầy tâm huyết cho thế hệ trẻ Việt Nam, cũng là hứa hẹn cho sự thay đổi tích cực cho tầm nhìn và lộ trình phát triển của các doanh nghiệp.
--- Thùy Dương---