Cố vấn tài chính người Mỹ: “Để tôi dạy bạn cách làm giàu - hãy coi tiền bạc là công cụ, đừng tiết kiệm!"

Ngày đăng: 10:36 PM 14/10/2018 - Lượt xem: 2005

 

Ramit Sethi là cố vấn tài chính cá nhân và doanh nhân người Mỹ, đồng thời là người sáng lập GrowthLab.com, chủ sở hữu của IWillTeachYouToBeRich.com, và đồng sáng lập PBworks - trang web về thương mại. Ngoài ra, Ramit Sethi còn là tác giả của cuốn sách được đánh giá cao: "Tôi sẽ dạy bạn làm giàu".

         Cố vấn t&rgb(2, 2, 4);i ch&rgb(2, 3, 7);nh người Mỹ: “Để t&rgb(2, 4, 4);i dạy bạn c&rgb(2, 2, 5);ch l&rgb(2, 2, 4);m gi&rgb(2, 2, 4);u - h&rgb(2, 2, 7);y coi tiền bạc l&rgb(2, 2, 4); c&rgb(2, 4, 4);ng cụ, đừng tiết kiệm!'

Đúng như những gì Ramit Sethi viết trong cuốn sách, để trở nên giàu có , bạn cần phải thay đổi cách suy nghĩ về tiền bạc. "Tôi khuyến khích các bạn suy nghĩ về suy nghĩ của bản thân", cố vấn tài chính Ramit Sethi nói. "Bạn bị thúc đẩy bởi một tư duy khan hiếm, hay một tư duy tăng trưởng?".

Thay vì xem xét tiền là điều khan hiếm mà bạn phải bảo vệ và tiết kiệm thì hãy coi tiền là một công cụ để kiếm được nhiều tiền hơn. Ví dụ, người có lối tư duy khan hiếm thường nghĩ: "Tôi có nhiều tiền, tôi sẽ không để ai chạm vào nó". Mặt khác, người có tư duy tăng trưởng hoàn toàn trái ngược. Họ sẽ nghĩ: "Tôi hài lòng với những gì tôi kiếm được, nhưng tôi nghĩ bản thân có thể làm được nhiều hơn. Tôi có khả năng để phát triển hơn và muốn thử thách bản thân mình".

Thay vì tiết kiệm, những người khôn ngoan có xu hướng cống hiến nỗ lực của họ để tạo ra thu nhập, "tiền đẻ ra tiền". Theo quan điểm của triệu phú Ramit Sethi, có rất nhiều cách để tăng trưởng tài chính, có thể là thông qua doanh nghiệp phụ, yêu cầu cải thiện mức lương, đầu tư sớm hay lợi dụng lãi kép theo thời gian. Chìa khóa để mở cánh cửa giàu có là luôn tập trung vào những cách kiếm được nhiều tiền hơn, không ngừng tư duy để kiếm tiền.

Thay vì tiêu tốn thời gian vào những thứ không mang lại lợi ích cho bản thân, hãy bắt đầu tối thiểu một công việc phụ để cải thiện tình trạng tài chính cá nhân.

           Cố vấn tài chính người Mỹ: “Để tôi dạy bạn cách làm giàu - hãy coi tiền bạc là công cụ, đừng tiết kiệm! - Ảnh 1.

"Sau thời gian làm việc bạn thường làm gì? Đừng nói với tôi bạn không có thời gian rảnh. Người Mỹ trung bình dành 5 giờ mỗi ngày để xem tivi. Thay vì tiêu tốn thời gian vào những thứ không mang lại lợi ích cho bản thân, hãy bắt đầu tối thiểu một công việc phụ để cải thiện tình trạng tài chính cá nhân. Suy nghĩ xem bạn có thể tăng trưởng và kiếm được bao nhiêu so với số tiền bạn có thể cắt giảm và tiết kiệm hàng tháng nếu chỉ có một công việc với mức lương cố định. Đó chính là cách bắt đầu xây dựng một cuộc sống giàu có của riêng mình", triệu phú tự thân khởi nghiệp bày tỏ quan điểm.

Ramit Sethi cũng thừa nhận nhiều bạn trẻ thời nay chi tiêu tiền một cách không khôn ngoan. Triệu phú 36 tuổi khuyên nhủ những người trẻ phải ưu tiên cải thiện thu nhập, thay vì chỉ cắt giảm chi tiêu.

"Bạn có nên cắt giảm chi tiêu không? Có. Nếu bạn đã chi tiêu vượt mức thu nhập và trở thành “con nợ”. Khi đó, bạn cần liệt kê danh sách chi tiết những khoản cần chi tiêu cơ bản và những khoản chi tiêu có thể cắt giảm. Có thể nói rằng, số tiền bạn muốn cắt giảm là có giới hạn. Nhưng số tiền bạn kiếm được có thể không có giới hạn".

Vị cố vấn tài chính người Mỹ cho rằng cần lập kế hoạch tài chính cá nhân trong khoảng thời gian ngắn hạn đến dài hạn. Ví dụ, đặt mục tiêu tăng trưởng 5.000 USD trong những năm 20 tuổi. "Nếu biết đầu tư đa dạng và đúng cách, khoảng 20 - 40 năm sau, nó sẽ biến thành rất nhiều tiền". Một thương vụ đàm phán thành công có thể dẫn đến nhiều thương vụ khác cũng thành công trong suốt sự nghiệp của bạn. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu ông chủ tăng lương nếu cảm thấy mức lương hiện tại không xứng đáng với năng lực làm việc và sự cống hiến của bạn. Những người dám yêu cầu nâng cao mức lương có khả năng làm việc tốt hơn những người khác.

Việc "thắt lưng buộc bụng" và cắt giảm mọi chi tiêu trong cuộc sống đơn giản không thể giúp bạn trở thành người giàu có. Nếu muốn điều đó, hãy dành phần thời gian còn lại để phát triển, học hỏi và làm cho bản thân mình có giá trị tốt hơn với thị trường, đồng nghĩa tạo ra giá trị cho chính bản thân.

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                                                        PÔNG!!

Facebook